Tên gọi chính thức | Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam |
Thủ đô | Hà Nội |
Dân số | Khoảng 100 triệu dân (theo Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2023) |
Diện tích | Khoảng 330.000km² |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt |
Tiền tệ | Việt Nam Đồng |
Chênh lệch múi giờ | Chênh lệch 2 tiếng. Nếu ở Nhật Bản là 12 giờ trưa, thì ở Việt Nam sẽ là 10 giờ |
Về khoảng cách đường bay
Khoảng cách từ Nhật Bản theo đường chim bay vào khoảng 3600km. Các hãng hàng không Nhật Bản như ANA, JAL khai thác chuyến bay thẳng đến sân bay quốc tế Nội Bài ở Hà Nội giúp rút ngắn thời gian bay, thời gian bay trung bình từ 5 đến 6 giờ.
Thời gian bay giữa Nhật Bản - Hà Nội (Các sân bay chính)
Narita (Sân bay quốc tế Narita): Khoảng 6 giờ 30 phút
Haneda (Sân bay quốc té Haneda): Khoảng 5 giờ 30 phút
Osaka (Sân bay quốc tế Kansai): Khoảng 5 giờ
Nagoya (Sân bay quốc tế Chubu): Khoảng 5 giờ 55 phút
Fukuoka (Sân bay quốc tế Fukuoka): Khoảng 5 giờ
Về cơ sở hạ tầng
Việt Nam đã tập trung phát triển cơ sở hạ tầng như đường sá, bến cảng, sân bay, điện lực bằng cách tận dụng hiệu quả sự hỗ trợ từ Nhật Bản và các nước khác. Hiện nay, có nhiều tuyến cáp ngầm xuyên biển nối Châu Á, Châu Phi và Châu Âu, tốc độ kết nối tương đối ổn định. Wifi không chỉ có ở khách sạn mà còn có ở các quán cà phê, nhà hàng.
Tính đến tháng 1 năm 2023, tỷ lệ phủ sóng của Internet đạt khoảng 80%, cung cấp môi trường cơ sở hạ tầng cần thiết cho doanh nghiệp.
Nhân lực công nghệ thông tin
Việt Nam đã xác định giáo dục CNTT là quốc sách và đang tập trung phát triển nguồn nhân lực CNTT. Theo luật giáo dục được ban hành năm 1998, giáo dục Tiếng Anh và Tin học đã được đưa vào giảng dạy từ lớp 3 tiểu học và đang nỗ lực thúc đẩy số hóa trên toàn quốc. Theo báo cáo năm 2023 của TopDev, nhân lực CNTT của Viêt Nam là khoảng 530,000 người, thế hệ trẻ đang dẫn đầu ngành CNTT cả nước. Với nguồn nhân lực CNTT trẻ, tài năng, Việt Nam đang thu hút sự chú ý của các công ty trên toàn thế giới và số lượng các công ty theo đuổi hoạt động phát triển Offshore tại Việt Nam cũng đang tăng lên hằng năm. Bên cạnh đó, Việt Nam được các công ty Nhật Bản ưu tiên lựa chọn làm điểm đến cho Outsourcing, bởi bản sắc dân tộc, mối quan hệ thân thiết giữa 2 nước, cơ sở hạ tầng phát triển, chênh lệch múi giờ không đáng kể và số lượng người học tiếng Nhật đông.
Thời gian làm việc
Việt Nam có ít ngày nghỉ lễ và số ngày làm việc nhiều hơn Nhật Bản. Vì vậy, so với Nhật Bản có thể thời gian làm việc sẽ dài hơn. Ngày lễ quốc gia quan trọng nhất ở Việt Nam là Tết Nguyên đán, vì tính theo lịch âm nên ngày này thay đổi mỗi năm. Ở Nhật Bản có tổng cộng 16 ngày lễ quốc gia trên 1 năm, trong khi đó tổng số ngày nghỉ hàng năm ở Việt Nam là khoảng 11 ngày, ít hơn so với Nhật Nhật Bản.
Pole to Win Việt Nam đáp ứng linh hoạt nhu cầu của khách hàng, bất kể ngày đêm, thứ bảy, chủ nhật hay các ngày lễ quốc gia.
Đối ứng với các tình huống khẩn cấp
Từ ngày 8 tháng 5 năm 2023, các biện pháp kiểm soát biên giới đối với các trường hợp nhiễm virus Corona đã chấm dứt và các điều kiện liên quan đến việc nhập cảnh vào Việt Nam từ Nhật Bản đã trở lại trạng thái trước khi bùng phát virus Corona. Tại Hà Nội, trong đại dịch virus Corona, chỉ cần một người nhiễm virus Corona, các tầng có liên quan trong khu thương mại sẽ phải đóng cửa, khu dân cư cũng như khu vực lân cận trong khu dân cư cũng vậy. Dựa trên bài học kinh nghiệm này và để chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp khác trong tương lai như lũ lụt, hỏa hoạn, mất điện, PTW Việt Nam đã thành lập hai chi nhánh tại Hà Nội và thiết lập hệ thống nhằm giảm thiểu ảnh hưởng khi xảy ra dịch bệnh làm gián đoạn hoạt động của công ty.